Đăng Ký Học
Ngày 13/09/2023 15:08:29, lượt xem: 5454
BÀI 1:
TRUYỆN
Văn bản 2:
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
Thạch Lam
I. TRONG KHI ĐỌC
1. Chú ý tình huống khơi gợi nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau”?
Tình huống: Cô giáo giao đề bài làm văn về “người mẹ”-> Khơi gợi cho nhân vật “tôi” về hình ảnh “người mẹ vườn cau”
2. Chú ý những lời thoại tái hiện lại hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau”
Những lời thoại tái hiện lại hoàn cảnh của “người mẹ vườn cau” là lời của nhân vật “tôi” và ba khi nói về “bà mẹ anh hùng”
3. Đoạn (3) đã gợi mở những vấn đề gì?
Phần (3) đã gợi mở ra bài học về sự biết ơn, kính trọng đến những người mẹ. Những điều về người mẹ dù có nói bao nhiêu cũng không nói hết được sự hi sinh thầm lặng, yêu thương quan tâm, chăm sóc và luôn dành mọi điều tốt đẹp cho chúng ta.
ĐỌC THÊM: SOẠN VĂN 8 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU || “GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA” - THẠCH LAM
II. SAU KHI ĐỌC
1. Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề “Người mẹ vườn cau”?
Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” viết về đề tài: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn đến người mẹ.
Giải thích nhan đề: Nhan đề Người mẹ vườn cau là một nhan đề gần gũi nhưng cũng vô cùng ý nghĩa, đọc nhan đề chúng ta đã thấy hiện lên trong tâm trí một bức tranh thật thân thương, có một người mẹ đang ở giữa vườn cau, loại cây quen thuộc của vùng nông thôn Việt Nam, người mẹ có những đứa con hiên ngang, anh dũng ra đi bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Từ đó, người đọc sẽ được đến với câu chuyện về một người mẹ anh hùng có đức hi sinh cao cả nhưng lại cô đơn, chỉ ngày ngày làm bạn với vườn cau và làm chúng ta thương xót.
2. Theo em chủ đề của truyện ngắn trên là gì?
Theo em, chủ đề của truyện ngắn trên viết về một người mẹ anh hùng với những hi sinh thầm lặng và cao cả vì một Tổ quốc hòa bình như hiện nay.
3. Ai là người kể câu chuyện? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
Người kể câu chuyện là nhân vật “tôi”, nghĩa là truyện viết theo ngôi thứ nhất.
Tác dụng:
Ngôi kể ấy đã khiến câu chuyện trở nên chân thật hơn, khi người đọc được cảm nhận những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc của từng nhân vật dưới góc nhìn của “tôi”.
Cùng với đó là tiếng nói nội tâm của nhân vật “tôi” khi bày tỏ nỗi niềm về người bà của mình.
4. Cốt truyện của văn bản “Người mẹ vườn cau” có gì đáng chú ý?
Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau khá đặc biệt.
Truyện tuy viết về nội dung đơn giản, đời thường, dễ dàng truyền tải nội dung đến độc giả về hình ảnh người bà thông qua các chi tiết miêu tả, cuộc đối thoại của nhân vật trong văn bản.
Và đằng sau đó lại ẩn chứa trong đó là những tình cảm thân thương, đáng quý của con người. Qua đó văn bản đã khắc họa được tâm tư, tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho người bà của mình.
Mở đầu văn bản, tác giả đã chọn tình huống mở bài là nhân vật tôi phải làm bài tập viết văn với đề bài về mẹ, nhưng lại k biết viết sao nên đã ngồi và nhớ lại bà nội "vườn cau", mẹ của bố mình. Từ đó, là những hồi tưởng của "tôi" về bà vườn cau. Và kết của văn bản, tuy bài văn chỉ được 4 điểm do ít ý nhưng nhân vật tôi không hề buồn mà còn nói: "Làm sao viết về mẹ bằng mấy dòng được, phải không?". Đây đúng là một cốt truyện hay và lạ mà chúng ta được biết khi đọc các tác phẩm viết về mẹ.
5. Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết nào tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:
Nhà của nội vườn cau nhỏ xíu, mái lá dột tong tong, nội gầy gò, đón các con và cháu bằng nụ cười phô cả lợi.
Ba con nhân vật tôi về nhà nội hôm giỗ chú Sơn, con trai của nội, là đồng chí của ba. Cơm giỗ nội làm rất đơn giản, có canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng nhưng rất ngon và ấm áp tình cảm.
Có rất nhiều các chú, các bác cũng đến sau ba con "tôi", ai cũng gọi nội vườn cau là má, "tôi" hỏi ba sao nội đông con như vậy
Tôi được nội bế ngồi võng và dắt ra vườn chơi, còn bố và mọi người ngồi nhậu, ôn lại chuyện cũ
Đêm đó được nghe và biết chuyện của bà: Nội bán ve chai; nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.
Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình,
Tôi nghe gai gai người, nhớ đến cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Tôi đã bảo bố rằng mình muốn ngủ với bà
Lần nào ba con "tôi" về thăm, bà cũng sắp cho quà trái mang về
Em ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội là một bà mẹ anh hùng.
Vì: Nhắc tới đây, em vô cùng xúc động và biết ơn về sự hi sinh thầm lặng đó. Bà luôn là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình, là niềm tin, ý chí để họ đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, mang trong mình lý tưởng chiến đấu cao đẹp vì ngày mai độc lập, trở về với gia đình mình yêu thương. Và khái niệm về anh hùng đã không dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó càng khiến cho em biết ơn và trân trọng cuộc sống này hơn vì những con người thế hệ trước đã anh dũng, sẵn sàng đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình đất nước cho ngày hôm nay.
6. Có người cho rằng qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đọc thông điệp về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? Trình bày ý kiến đó trong khoảng từ 6-8 dòng?
Qua truyện ngắn "Người mẹ vườn cau", tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, đây là một ý kiến đúng. Đất nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta đã trải qua biết bao cuộc chiến đấu anh dũng để dành được hoà bình. Trong những cuộc chiến đó, đã có biết bao người như bà nội vườn cau mất đi con cái, vì con của họ đã ngã xuống cho độc lập tự do của đất nước. Những người đồng chí còn sống sót sau những trận chiến như ba của nhân vật tôi đã coi mẹ của đồng đội đã mất như mẹ của mình mà thăm nom, làm tròn chữ hiếu thay bạn mình. Qua truyện, người đọc chúng ta đã biết đến và kính trọng hơn những người mẹ Việt Nam anh hùng như bà nội vườn cau.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan